Tìm kiếm

CẤU TRÚC MỘT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NCKH là quá trình tìm hiểu, điều tra cẩn thận dựa trên mối quan hệ logic về thông tin hay sự kiện để tìm ra thông tin mới, nâng cao hiểu biết của con người về các sự vật, hiện tượng.

Cấu trúc một đề tài nghiên cứu khoa học

 

A.  GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. Khái niệm về nghiên cứu khoa học (NCKH)

NCKH là quá trình tìm hiểu, điều tra cẩn thận dựa trên mối quan hệ logic về thông tin hay sự kiện để tìm ra thông tin mới, nâng cao hiểu biết của con người về các sự vật, hiện tượng.

2. Mục tiêu nghiên cứu khoa học

- Xem xét tổng hợp kiến thức về sự vật, hiện tượng;

- Điều tra về một sự vật, hiện tượng đang diễn ra;

-
Cung cấp giải pháp cho những vấn đề đang tồn tại;

-
Khám phá và phân tích những vấn đề mới;

-
Tìm ra những cách tiếp cận mới;

-
Giải thích sự vật, hiện tượng mới;

-
Tạo ra kiến thức mới;

-
Dự báo về những vấn đề có thể xảy ra trong tương lai;

-
Tổng hợp tất cả những điều trên.

 

B.   GIỚI THIỆU CẤU TRÚC BÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. Cấu trúc bài nghiên cứu chung

- Tên đề tài

- Tóm tắt

- Nội dung (có thể theo kết cấu 3 chương hoặc 5 chương)

-
Tài liệu tham khảo

- Phụ lục

2.  Kết cấu 3 chương và 5 chương trong phần nội dung

Giới thiệu và so sánh tổng quát 2 kiểu kết cấu:

Kết cấu 3 chương

Kết cấu 5 chương

·   Lời nói đầu

 

·   C1: Cơ sở lí luận về vấn đề nghiên cứu

·   C2: Phân tích thực trạng của vấn đề được nghiên cứu

·   C3: Nêu quan điểm, phương hướng, đề xuất giải pháp…

·   Kết luận

·   C1: Giới thiệu vấn đề nghiên cứu (Khái quát nội dung nghiên cứu, thực trạng vấn đề)

· C2: Tổng quan tình hình nghiên cứu (Các kết quả nghiên cứu đã đạt được, mô hình lý thuyết và mô hình thực nghiệm đã được áp dụng)

· C3: Phương pháp nghiên cứu (thu thập số liệu, xây dựng mô hình…)

· C4: Báo cáo kết quả; nhận xét đánh giá

· C5: Kết luận, khuyến nghị, định hướng nghiên cứu trong tương lai

VD: Đề tài Nhất cấp Bộ 2014: “Tác động của chính sách lãi suất đến lạm phát tại Việt Nam

 

–  C1: Cơ sở lí luận về lãi suất và

điều hành chính sách lãi suất với mục tiêu kiểm soát lạm phát

–  C2: Thực trạng chính sách lãi

suất nhằm kiểm soát lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2013

–  C3: Kiến nghị giải pháp điều hành chính sách lãi suất nhằm kiểm soát lạm phát ở Việt Nam

VD: Đề tài giải Ba 2014: “Các nhân tố ảnh hưởng mức độ tập trung thương mại của Việt Nam tới TPP

 

–  C1: Khái quát chung về TPP và tình hình thương mại của Việt Nam

–  C2: Tổng quan tài liệu

–  C3: Xây dựng mô hình lực hấp dẫn để thương mại hàng hóa của Việt Nam khi tham gia TPP

–  C4: Phân tích kết quả ước lượng

–  C5: Những giải pháp nhằm thúc đẩy luồng thương mại hàng hóa của Việt Nam

Nhận xét: Tùy vào mục tiêu nghiên cứu mà người viết lựa chọn bố cục kết cấu phù hợp. Có thể thay đổi bố cục bài nghiên cứu, nhưng phải có các nội dung cần thiết sau:

- Mở đầu: Tính cấp thiết của đề tài; Tổng quan nghiên cứu; Mục tiêu nghiên cứu; Đối tượng, phạm vi nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu.

-
Nội dung: Cơ sở lý luận; Thực trạng và giải pháp của vấn đề; Kết quả nghiên cứu; Đề xuất giải pháp, khuyến nghị.

 

C. XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU CHI TIẾT
 

(Lưu ý: Cuộc thi SVNCKH 2017 không yêu cầu SV nộp đề cương, nhưng một bản đề cương chi tiết chính là bố cục trình bày các phần trong đề tài nghiên cứu)

1. Cách viết các nội dung chính trong kết cấu đề tài 3 chương

TÊN ĐỀ TÀI
A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
– Câu hỏi: Vì sao lại nghiên cứu đề tài đó?
+ Lí do khách quan: Ý nghĩa trên lý luận và thực tiễn chung
+ Lí do chủ quan: Thực trạng nơi tác giả nghiên cứu, nhu cầu, trách nhiệm, sự hứng thú của người nghiên cứu đối với vấn đề
– Các nghiên cứu đã được thực hiện trước đó từ đó chỉ ra điểm mới của đề tài, vấn đề mà nhóm lựa chọn.
• Trọng số trong bài nghiên cứu: Luận giải rõ ràng tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu: 10/100
2. Tổng quan nghiên cứu
Tóm tắt, nhận xét những công trình có liên quan (trong và ngoài nước) trong mối tương quan với đề tài đang nghiên cứu:

• Những hướng nghiên cứu chính về vấn đề của đề tài đã được thực hiện
• Những trường phái lý thuyết đã được sử dụng để nghiên cứu vấn đề này
• Những phương pháp nghiên cứu đã được áp dụng
• Những kết quả nghiên cứu chính
• Hạn chế của các nghiên cứu trước – những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
3. Mục tiêu nghiên cứu
– Mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể: Trả lời câu hỏi “Bạn muốn làm được gì khi thực hiện đề tài?”
• Trọng số: + Mục tiêu nghiên cứu rõ ràng, bám sát tên đề tài: 10/100
+ Sự phù hợp giữa tên đề tài, mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và nội dung công trình: 5/100
4. Đối tượng nghiên cứu
– Là vấn đề được đặt ra nghiên cứu.
Ví dụ: Nhu cầu học Tiếng Nga của sinh viên Ngoại Thương.
• Lưu ý: phân biệt đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu:
+ Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu cái gì? – Những hiện tượng thuộc phạm vi NC
+ Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu ai? – Cá nhân/ nhóm xã hội chứa đựng vấn đề NC
5. Phạm vi nghiên cứu
– Không gian, thời gian, lĩnh vực thực hiện nghiên cứu.
Ví dụ: trên địa bàn Hà Nội từ năm 2015 đến năm 2016.
• Lưu ý: tránh trường hợp đề tài thực hiện trên phạm vi quá rộng hoặc quá hẹp.
6. Phương pháp nghiên cứu
– Trình bày các PPNC được sử dụng (Chỉ rõ PP chủ đạo, PP bổ trợ)
+ Phương pháp thu thập thông tin: khảo sát, lập bảng hỏi, đọc tài liệu,…
+ Phương pháp xử lí thông tin: định lượng, định tính, …
• Trọng số: Phần này thường được quan tâm vì là hướng đi chính của đề tài.
+ PPNC khoa học, hợp lí, đáng tin cậy, phù hợp đề tài: 5/100
+ Sự phù hợp giữa tên đề tài, mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và nội dung công trình: 5/100
7. Cấu trúc đề tài: Trình bày vắn tắt các chương của đề tài (có thể không trình bày) Ví dụ: Đề tài: “Các nhân tố tác động đến quyết định khởi nghiệp của thanh niên tại TPHCM”
Công trình nghiên cứu gồm …. trang, … bảng, …. hình và …. biểu đồ cùng …… phụ lục. Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng và biểu đồ, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được kết cấu thành 3 mục như sau:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề khởi nghiệp kinh doanh.
Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động khởi nghiệp kinh doanh của thanh niên tại TP.HCM giai đoạn 2000 – 2014.

Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp tại TP.HCM giai đoạn 2015 – 2020.

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1: Cơ sở lý luận

– Khái niệm: Nêu định nghĩa, ý nghĩa của các khái niệm có liên quan đến vấn đề NC
– Vị trí, vai trò, ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
• Lỗi thường gặp: SV viết y nguyên các lý thuyết, khái niệm… trong giáo trình, tài liệu mà không có sự điều chỉnh phù hợp với đề tài và sử dụng lời văn của mình
• Trọng số: Phần Lý luận có logic, phù hợp với tên đề tài đã chọn: 10/100

Chương 2: Thực trạng, nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu
– Phân tích mô hình, đánh giá số liệu: Bao gồm mẫu nghiên cứu, phương pháp thu thập, đặc điểm, dữ liệu, phần mềm sử dụng, đối chiếu cơ sở lý thuyết
• Trọng số: Số liệu minh chứng có cơ sở khoa học và đảm bảo tính cập nhật: 5/100
– Giải thích: Chỉ ra nguyên nhân của vấn đề
• Trọng số: Nội dung phần thực trạng có gắn kết với phần lý luận, mô tả rõ thực trạng của vấn đề nghiên cứu, những đánh giá thực trạng bao quát và có tính khoa học: 10/100

Chương 3: Giải pháp
– Dự báo tình hình
– Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề
• Trọng số:
+ Kết quả của đề tài thể hiện rõ tính sáng tạo và có đóng góp mới của tác giả: 10/100
+ Khả năng ứng dụng của kết quả nghiên cứu: 10/100 (các đề tài đạt giải thường được đánh giá cao ở tính ứng dụng)

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
– Tóm tắt nội dung, tổng hợp các kết quả nghiên cứu
– Biện pháp triển khai áp dụng vào thực tiễn

2. Đề nghị:
– Đề nghị ứng dụng trong thực tiễn và đề nghị với tổ chức, cơ quan, cá nhân riêng.
Ví dụ: Đề nghị đến các ngân hàng thương mại, đề nghị đến người gửi tiền tiết kiệm…
– Khuyến nghị, đề xuất hướng phát triển đề tài, nêu rõ vấn đề nào đã được giải quyết, chưa được giải quyết, vấn đề mới nảy sinh cần được NC

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
– Nguồn tài liệu mà nhóm có sử dụng, bao gồm tất cả các tác giả và các công trình có liên quan đã được trích dẫn trong đề tài.
– Sắp xếp tài liệu tham khảo tiếng Việt riêng, tiếng nước ngoài riêng;
– Yêu cầu trong cuộc thi SVNCKH: trích dẫn kiểu Harvard.

E. PHỤ LỤC
– Lưu trữ thông tin và liệt kê những bảng số liệu liên quan, phiếu điều tra, bảng điều tra (Nếu thực hiện phiếu điều tra, bảng điều tra phải được trình bày trong phụ lục theo đúng hình thức đã được sử dụng, không nên kết cấu hay hiệu đính lại).
– Vị trí của phụ lục có thể ở đầu hoặc cuối công trình nghiên cứu.

2. Cách viết các nội dung chính trong đề cương kết cấu đề tài 5 chương

 

TÊN ĐỀ TÀI
TÓM TẮT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
– Vấn đề được nghiên cứu là gì?
– Đối tượng, phạm vi nghiên cứu; sơ lược lịch sử nghiên cứu
– Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu (Lí do nghiên cứu)

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận: Các khái niệm, định nghĩa, kiến thức nền tảng về vấn đề được nghiên cứu
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: Khái quát các kết quả nghiên cứu đã đạt được
– Mô hình lí thuyết của các nhà khoa học trên thế giới
– Mô hình thực nghiệm đã được áp dụng (trên thế giới và Việt Nam)
3. Phát triển giả thuyết nghiên cứu (có thể chuyển xuống chương 3)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
– Mô tả bạn đã nghiên cứu như thế nào, trình bày các phương pháp nghiên cứu
– Bối cảnh nghiên cứu
– Tổng thể nghiên cứu và chọn mẫu
– Phương pháp thu thập số liệu (báo cáo, khảo sát, bảng hỏi, phỏng vấn…)
– Phương pháp xử lí thông tin
– Xây dựng mô hình (dựa trên phân tích Kinh tế lượng, hay dựa trên việc phân tích case study,…)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ
– Báo cáo kết quả: sau khi phân tích, xử lí dữ liệu thu được kết quả gì? (có thể được trình bày bằng các bảng biểu, số liệu, …)
– Đánh giá, nhận xét: Kết quả có phù hợp với giả thuyết, dự kiến không? Giải thích vì sao lại có kết quả như vậy, …

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
– Đưa ra tóm tắt tổng hợp nội dung và kết quả nghiên cứu
2. Khuyến nghị:
– Đề xuất biện pháp áp dụng
– Nghiên cứu đã giải quyết vấn đề gì, chưa giải quyết vấn đề gì (hoặc có vấn đề mới nào nảy sinh)? Từ đó đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

  •  Các tài liệu được đăng tải tại Google Drive bao gồm:
    • Đề tài ví dụ minh họa:
    o Vấn đề loại trừ Công ước Viên với tư cách luật áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế: Từ cơ sở pháp lý đến thực tiễn vận dụng (Đề tài đạt giải Nhất SVNCKH 2016)
    o Tác động của tăng trưởng kinh tế và độ mở thương mại đến lượng phát thải CO2 ở các quốc gia đang phát triển thuộc khối ASEAN (Đề tài đạt giải Nhì Hội nghị SVNCKH Đà Nẵng 2016)
    o Giáo dục khởi nghiệp kinh doanh tại trường đại học của một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam (Đề tài đạt giải Khuyến khích EUREKA 2016)
    o Thực trạng xuất khẩu du lịch của Việt Nam và phát triển du lịch vùng hoang sơ tại Bình Định
    • Bài nghiên cứu mẫu đã được đăng trên các tạp chí khoa học:
    o Determinants of the Method of Payment in Asset Sell-Off Transactions (tác giả: Kien Cao, Jeff Madura; đăng trên tạp chí khoa học The Financial Review)
    o The impact of knowledge sharing, organizational capability and partnership quality on IS outsourcing success (tác giả: Jae-Nam Lee; đăng trên tạp chí khoa học Information & Management)
    o Attitude towards EMSs in an international hotel: An exploratory case study (tác giả: Eric S.W. Chan, Rebecca Hawkins; đăng trên tạp chí International Journal of Hospitality Management)
    • Thể lệ cuộc thi SVNCKH 2017: Tiêu chí chấm (Phụ lục 4, trang 11)

  • Một số website hỗ trợ việc tìm tài liệu tham khảo:

www.sciencedirect.com
www.ssrn.com


 

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KHOA HỌC VÀ DU LỊCH VĂN KHOA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN- ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
Số 10 – 12 Đinh Tiên Hoàng, phường Bến Nghé, quận 1, TP.Hồ Chí Minh
Hotline: 028 3829 8686 – 0941 717 838 (Văn phòng)
Email: vankhoaussh@hcmussh.edu.vn
Copyright © 2020. All Rights Reserved.