Hoa hồng leo Cổ Hải Phòng
-----------------------------------
– Tên tiếng Anh: Don Juan
– Được lai tạo bởi: Michele Malandrone tại Italy năm 1958
– Đặc tính: Thân leo (climbing). Kích thước cây trung bình trưởng thành cao 365 – 425 cm (ở Việt Nam xuất hiện rất nhiều cây hoa hồng leo cổ Hải Phòng đại thụ có kích thước lớn hơn như thế rất nhiều)
– Màu sắc: Màu đỏ nhung
– Kiểu cánh: Kép (30 – 35 cánh). Cỡ bông: Lớn ( đạt cực đại lên tới 12 – 13 cm)
– Khả năng lặp hoa: Tốt (cứ 4 – 5 tuần cho một lứa hoa mới), sai hoa, siêng hoa, ra hoa quanh năm. Hoa cực lâu tàn (đỉnh nhất từ 15 – 20 ngày)
– Khả năng kháng bệnh: Tốt (đặc biệt với các loại sâu bệnh hại thường gặp của hoa hồng), dễ chăm sóc, sinh trưởng mạnh mẽ.
-----------------------------------
– Hoa hồng leo cổ Hải Phòng còn có nhiều tên gọi khác nhau như hồng nhung đỏ, hồng leo Hải Phòng, hồng leo đỏ Hải Phòng, hồng leo Pháp.
– Hoa hồng leo cổ Hải Phòng là một giống hoa hồng leo cánh kép, màu đỏ nhung, cỡ bông lớn, lâu tàn, sinh trưởng rất mạnh mẽ. Giống hoa hồng leo này phù hợp với cả trồng chậu để leo lan can ban công hay hạ thổ dưới sân vườn leo trên vòm cổng, giàn leo đều rất đẹp.
– Nằm trong nhóm hoa hồng cổ của Việt Nam, trước kia phân bố chủ yếu ở tỉnh Hải Phòng (có lẽ do đó mà nó có tên là hoa hồng leo cổ Hải Phòng). Ngày nay, nó đã được nhân giống và trồng rộng khắp trên 63 tỉnh thành của nước ta.
– Hoa hồng leo cổ Hải Phòng được ví như một nữ hoàng khoác trên mình chiếc áo choàng đỏ rực rỡ sang trọng, quý phái và đầy quyền lực. Giống hoa hồng leo này được đánh giá chẳng phải là nắng mà vẫn cứ chóng chang đó thôi. Cách xếp cánh của hoa hồng leo đỏ Hải Phòng vô cùng tuyệt đẹp, tỉ mỉ đến từng chi tiết. Rìa ngoài cánh hoa là những đường lượn sóng mang tính đậm chất nghệ thuật.
-----------------------------------
Kỹ thuật chăm sóc
Chọn chỗ trồng đủ 4 – 8 tiếng nắng một ngày:
Hoa hồng là loại cây rất ưa nắng. Từ 4 – 6 tiếng cây vẫn phát triển bình thường nhưng hơi yếu, hoa ra không được chuẩn sắc. Hoa hồng đẹp nhất khi được hưởng ánh nắng trực tiếp từ 6 – 8 tiếng một ngày.
Trồng với mật độ hợp lý, thường xuyên cắt tỉa, uốn cành, vệ sinh khu vực trồng:
Trồng cây với mật độ thông thoáng để tránh lan bệnh từ cây này sang cây khác, cắt tỉa lá già, lá vàng, cành khô để hạn chế sâu bệnh hại. Thường xuyên vệ sinh khu vực trồng sạch sẽ giảm bớt nơi “ẩn nấp” của mầm bệnh.
Đối với hoa hồng leo cổ Hải Phòng bạn phải uốn cành vào lan can, vòm leo, giàn leo,…thì cây mới nhanh bật mầm mới, hoa ra to hơn, đẹp hơn.
Sử dụng phân bón hữu cơ và các loại thuốc sinh học:
Thuốc hóa học độc hại cho cả người và cây trồng. Phân hóa học, phân vô cơ làm chai đất, cây èo ọt, khó chăm, nhanh bại cây. Hãy dùng các loại phân bón hữu cơ để bổ sung cả chất khoáng và chất mùn cho cây trồng, dùng thuốc sinh học để trị bệnh cho cây hoa hồng vừa an toàn mà lại vừa hiệu quả.
Tưới nước cho cây đúng, đủ liều lượng:
Tưới cây khi bề mặt chậu đã se se khô, nên tưới buổi sáng, không nên tưới sau 6 giờ chiều (thường là 1 lần/ ngày).
Với ngày hè nắng nóng thì có thể tưới 2 – 3 lần/ ngày. Hạn chế hoặc thậm chí là không tưới trong các ngày mưa lớn.